Kỹ thuật hàn thiếc được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống đặc biệt là trong việc sửa chữa cũng như hàn các bản mạch và linh kiện điện tử. Tuy nhiên với các chi tiết hàn khá nhỏ, đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ trong hàn bản mạch và linh kiện thì đây là một thử thách với những người thợ hàn.
Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách hàn thiếc để bạn hàn thiếc đúng cách, cho mối hàn đẹp và tiết kiệm thời gian nhất. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Những vật cần chuẩn bị khi hàn thiếc
Để làm nên được một mối hàn thiếc có tính thẩm mỹ và chất lượng cao thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các vật liệu sau:
– Mỏ hàn sạch đây là một yếu tố quan trọng để tạo nên mỏ hàn đẹp. Bạn hãy dùng một miếng vải bò hay dùng miếng xốp bọt biển để vệ sinh sạch sẽ mỏ hàn trong quá trình hàn.
– Lựa chọn thiếc hàn có chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu sử dụng.
– Để hàn thiếc bạn sử dụng mỏ hàn có công suất từ 40 đến 60W.
– Đối với các linh kiện dán bạn cần chuẩn bị nhựa thông lỏng, nếu không cần phủ thiếc và phủ xanh thì bạn không cần chuẩn bị nhựa thông lỏng.
– Putin
– Tăm bông.
Cách thực hiện hàn thiếc để tạo nên mối hàn đẹp
Để khi hàn thiếc bạn có thể tạo nên những mối hàn có tính thẩm mỹ cao và chất lượng mối hàn tốt thì bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây:
– Bước 1: Bạn hãy làm sạch chân linh kiện với vải mềm thấm với putin. Bạn có thể bỏ qua bước này trong trường hợp bạn không phủ xanh hay phủ thiếc cho linh kiện.
– Bước 2: Chỉnh mỏ hàn về nhiệt độ trong khoảng từ 320 độ C đến 350 độ C, tùy vào loại thiếc bạn đang sử dụng. Nếu bạn đang sử dụng mỏ hàn 40W hoặc 60W thì không cần điều chỉnh nhiệt độ.
– Bước 3: Bạn hãy quét một lớp nhựa thông mỏng lên các vị trí cần hàn.
– Bước 4: Bạn tiến hành lau sạch mỏ hàn sau đó đặt mỏ hàn với góc nghiêng khoảng 45 độ vào sát chân linh kiện và cách chân linh kiện khoảng 0,5 mm trong khoảng thời gian không quá 1 giây nhằm mục đích làm nóng chân linh kiện.
– Bước 5: Bạn hãy đẩy từ từ đầu thiếc vào trong khoảng giữa đầu mỏ hàn và chân linh kiện đồng thời bạn kết hợp đưa đầu mỏ hàn vào sát chân linh kiện. Thực hiện kết hợp nhịp nhàng giữa 2 thao tác trên cho đến khi lượng thiết chảy ra vừa đủ.
– Bước 6: Tiếp theo bạn nhấc thiếc ra, giữ đầu mỏ hàn ở nguyên vị trí xoay lên khoảng còn 10 độ. Sau đó bạn hãy thực hiện động tác nhấc mỏ hàn lên một cách nhanh chóng và dứt khoát để tạo nên được một mối hàn tròn vo và bóng, có tính thẩm mỹ cao.
– Bước 7: Thực hiện động tác trên với tác cả các vị trí cần hàn trên bản mạch, sau khi đã hàn xong, bạn dùng chổi quét sơn hay vải mềm thấm putin để vệ sinh sạch bản mạch.
Những điểm cần lưu ý khi hàn thiếc
Trong khi hàn thiếc nếu điểm hàn không đủ nóng, thiếc chưa nóng chảy hoàn toàn thì mối hàn sẽ không đảm bảo tiếp xúc về điện và độ bền chắc về cơ đồng thời mỗi hàn sẽ không được nhẵn bóng đẹp mắt.
Nếu mối hàn bị lỗi bạn có thể sử dụng nhựa thông để sửa lỗi cho mối hàn. Bạn hãy ấn đầu mỏ hàn vào nhựa thông rồi ấn sát vào vị trí mối hàn cần sửa cho đến khi thiếc đã nóng chảy lỏng hoàn toàn thì bạn hãy nhấc mỏ hàn ra.
Đối với các linh kiện bán dẫn như điốt, tranzitor,…khi hàn bạn nên dùng kẹp kim loại kẹp vào chân linh kiện để tản nhiệt, tránh làm hỏng các linh kiện điện tử. Tùy vào từng điều kiện, từng loại vị trí hàn nên cách thân linh kiện 1 cm và sử dụng các mỏ hàn có công suất nhỏ.
Trong kỹ thuật hàn thiếc, hàn linh kiện điện tử thì việc định vị chân linh kiện sao cho chắc chắn là vô cùng quan trọng. Với hàn linh kiện 2 chân thì không quan trọng thứ tự hàn trước sau của các chân mà bạn nên gá bộ một chân linh kiện bất kỳ trước để định vị. Tiếp theo thì bạn hãy hàn chắc chân linh kiện còn lại sau đó thì hàn lại chân linh kiện đã gá định vị ban đầu